Thị lực của bạn - Nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng tôi

CÁCH ĐIỀU TRỊ GLAUCOMA (CƯỜM NƯỚC)

CÁCH ĐIỀU TRỊ GLAUCOMA (CƯỜM NƯỚC)

Glaucoma là gì?

Glaucoma còn gọi là bệnh Thiên đầu thống hay Cườm nước, chứng tăng nhãn áp. Đây là tình trạng dây thần kinh kết nối mắt kết nối với não bị tổn thương.

Bệnh Glaucoma khá phổ biến và không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Vì vậy người bệnh rất khó nhận ra. Tuy nhiên,nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, bệnh nhân có thể tránh khỏi mất thị lực và các nguy cơ nghiêm trọng khác.

Dấu hiệu và triệu chứng của Glaucoma

Tùy thuộc vào từng dạng glaucoma mà dấu hiệu và triệu chứng bệnh sẽ biểu  hiện khác nhau.

Dưới đây là biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng các dạng glaucoma thường gặp:

 

1. Bệnh Glaucoma đóng cấp

Glaucoma góc đóng hay còn gọi tăng nhãn áp góc đóng (thiên đầu thống). Tình trạng này xảy ra khi góc thoát thủy dịch của mắt bị đóng hoàn toàn. Việc này khiến cho mắt bị gia tăng áp suất đột ngột, rất nguy hiểm cho người bệnh. Người bị Glaucoma góc đóng thường đau mắt, đau đầu hoặc xuất hiện quầng sáng xung quanh khi nhìn vào bóng đèn, buồn nôn... Khi xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh cần tới ngay bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa mắt uy tín.

Một số triệu chứng của bệnh Glaucoma góc đóng cấp:

  • Đau nhức mắt (thường dữ dội) hoặc đau trán
  • Nhìn mờ
  • Thị lực giảm đột ngột, đặc biệt trong ánh sáng yếu
  • Xuất hiện quầng hào quang quanh nguồn sáng
  • Mắt đỏ
  • Nhức mắt thường đi kèm theo buồn nôn và đôi khi nôn mửa

 

2. Bệnh Glaucoma góc mở

Đây là loại hay gặp nhất trong các bệnh nhân glaucoma, thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cảnh báo trước nên hầu hết bệnh nhân không chú ý, đó là lí do tại sao bệnh cườm nước còn được gọi là “kẻ đánh cắp ánh sáng thầm lặng”.

Bệnh Glaucoma xảy ra khi áp lực của mắt tăng cao bởi sự tích tụ của thủy dịch trong nhãn cầu. Các yếu tố liên quan đến bệnh có thể do bẩm sinh hoặc tổn thương bên trong mắt. Tăng áp suất thủy dịch có thể dẫn tới bệnh Glaucoma tuy nhiên không phải ai cũng bị Glaucoma khi mắc chứng tăng áp suất thủy dịch.

Một số yếu tố liên quan đến bệnh như sau:

1. Tuổi già 

Những người trên 60 tuổi có nguy cơ bị ca. Tuy nhiên với người Mỹ gốc Phi, nguy cơ tăng ở độ tuổi trẻ hơn thường sau 40 tuổi.

2. Gia đình

Bệnh nhân có người trong gia đình đang bị glaucoma thì nguy cơ mắc bệnh glaucoma.

3. Yếu tố chủng tộc

Những người khu vực Đông Á có chiều sâu tiền phòng nông hơn nên nguy cơ phát triển bệnh glaucoma sẽ cao hơn so với người da trắng. Người Mỹ gốc Phi cũng có khả năng bị bệnh cao hơn người Mỹ da trắng 3-4 lần.

4. Giới tính

Phụ nữ có khả năng mắc Glaucoma cao hơn nam giới ba lần.

5. Một số bệnh lý

Những người có bệnh tiểu đường, tăng hay hạ huyết áp, bệnh mạch máu, nhược giáp dễ bị bệnh Glaucoma.

6. Phẫu thuật mắt

Một số bệnh nhân trải qua phẫu thuật mắt có nguy cơ bị Glaucoma.

7. Tật khúc xạ 

Những người bị cận thị cũng có nguy cơ dễ bị glaucoma góc mở. Ngược lại người bị viễn thị dễ bị glaucoma góc đóng.

8. Corticosteroids

Bệnh nhân dùng corticosteroid dài hạn hoặc liều cao có nguy cơ xảy ra một số biến chứng, trong đó có Glaucoma. Nguy cơ, thậm chí còn lớn hơn với thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid.

9. Chấn thương mắt

Một số chấn thương mắt, đặc biệt những là chấn thương nghiêm trọng thường có nguy cơ cao mắc Glaucoma thứ phát. Loại Glaucoma này thường xuất hiện ngay lập tức hay sau đó vài năm. Bong võng mạc và viêm nhiễm tại mắt, các khối u cũng sẽ khiến Glaucoma xảy ra.

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GLAUCOMA

Thuốc nhỏ mắt

Trong đa số trường hợp, điều trị ban đầu là thuốc nhỏ mắt. Tuân thủ liệu trình điều trị rất quan trọng để cho kết quả tốt nhất và ngăn ngừa các tác dụng không mong muốn - nghĩa là cần theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Một số ví dụ về thuốc nhỏ mắt chữa Glaucoma:

- Các thuốc chẹn beta: những thuốc này làm giảm sản xuất thủy dịch trong  mắt. Tác dụng phụ hay gặp: co thắt phế quản, rụng tóc , mệt mỏi, trầm cảm, mất trí nhớ, giảm huyết áp, và/hoặc bất lực. Bệnh nhân đang có bệnh phổi, chẳng hạn như COPD hoặc viêm phế quản, tiểu đường đang dùng insulin cần được kê loại thuốc khác. Ví dụ về các loại thuốc này bao gồm Timolol , betaxolol và metipranolol.

- Tương tự prostaglandin: thuốc này có hoạt chất tác dụng giống prostaglandin. Chúng sẽ làm tăng lượng thủy dịch thoát khỏi mắt. Đây là nhóm thuốc mới, chỉ dùng 1 lần trong ngày và có thể dùng cho các bệnh nhân mắc bệnh tim, phổi. Nhưng một số bệnh nhân có thể bị đỏ, sợ ánh sáng, phù quanh mắt, sậm màu mống  mắt, nhìn mờ. Ví dụ như Travoprost (Travatan) 

- Ức chế anhydrase carbonic: những chất này cũng giảm sản xuất thủy dịch trong mắt. Có Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, ngứa mắt, khô miệng, thường xuyên đi tiểu, ngứa ran ở ngón tay / ngón chân, và có vị lạ trong miệng. Ví dụ như brinzolamide.

- Các chất cholinergic: còn được gọi là chất co đồng tử, có tác dụng tăng thoát thủy dịch khỏi mắt. Những Tác dụng phụ có thể bao gồm đau trong và xung quanh mắt, giả cận thị, nghẹt mũi rối loạn tiêu hóa, tăng tiết mồ hôi và/hoặc tiết nước bọt, nhìn mờ và đau xung quanh lông mày.Ví dụ: pilocarpine.

- Thuốc cường giao cảm: làm giảm tiết thủy dịch trong mắt cùng lúc tăng lưu  lượng thoát dịch ra khỏi mắt. Ví dụ dipivefrin - một hợp chất epinephrine (adrenaline). Một số trường hợp có thể bị đau và đỏ mắt. Cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị bệnh tim hoặc cao huyết áp.

- Nếu thuốc nhỏ mắt chưa đủ hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế carbonic anhydrase cho đường uống (cetazolamid). Tác dụng phụ ít hơn nếu uống trong bữa ăn. Phẫu thuật Nếu thuốc không tác dụng, bệnh nhân không dung nạp thuốc, canthiệp phẫu thuật là một lựa chọn. Mục đích của phẫu thuật là giảm áp lực bên trong mắt.