Thị lực của bạn - Nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng tôi

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CẬN THỊ Ở TRẺ NHỎ

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CẬN THỊ Ở TRẺ NHỎ

Cận thị học đường đang là vấn đề được nhiều phụ huynh và nhà trường lo lắng. Tỷ lệ trẻ nhỏ bị tật cận thị ngày một nhiều hơn, độ tuổi trẻ bắt đầu tật cận thị cũng thấp hơn so với trước kia rất nhiều. 

 

Cận thị có xu hướng gia tăng ở trẻ nhỏ

 

VẬY ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ PHỔ BIẾN CỦA TẬT CẬN THỊ HIỆN NAY Ở TRẺ?

Yếu tố di truyền: theo nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ có bố mẹ bị tật khúc xạ thường có tỷ lệ cận thị cao hơn trẻ khác.

Môi trường sinh hoạt và học tập hằng ngày của trẻ không đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Ngày nay, trẻ dành thời gian cho trò chơi trên thiết bị điện tử nhiều hơn thay gì hoạt động thể chất, vui chơi bên ngoài. Nhiều trẻ được bố mẹ cho sử dụng điện thoại hoặc máy tính liên tục nhiều giờ liền cho việc học online, xem phim hoặc chơi game. 

Không gian học tập không đủ ánh sáng, tư thế ngồi và kích thước của bàn ghế không đúng tiêu chuẩn. Trẻ thường sử dụng thiết bị điện tử với cự ly quá gần như khi xem phim, xem điện thoại, máy tính

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: các chất như vitamin A, vitamin C, E, chất khoáng.

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết giúp giảm tỉ lệ cận ở trẻ

 

NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TẬT CẬN THỊ Ở TRẺ

Khi bị cận thị bản thân trẻ rất khó tự phát hiện ra điều đó. Tuy nhiên, trẻ có thể sẽ có một số biểu hiện phổ biến, chỉ cần quan sát kỹ ba mẹ có thể nhận ra ngay như:
+ Đọc sách, xem tivi, điện thoại hay phải để ở khoảng cách gần mắt
+ Nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn xa
+ Dụi mắt thường xuyên
+ Hay than mỏi mắt, đau mắt
+ Nhắm 1 mắt khi học bài hoặc xem các thiết bị điện tử

Trẻ hay nheo mắt khi nhìn xa là dấu hiệu bị tật cận thị ở trẻ

 

LÀM GÌ KHI PHÁT HIỆN NHỮNG DẤU HIỆU CẬN THỊ Ở TRẺ?


Khi phát hiện những dấu hiệu về tật cận thị ở trẻ, bạn cần đưa trẻ đến khám mắt tại các cơ sở nhãn khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra thị lực và cho trẻ sử dụng kính phù hợp. Trong một số trường hợp đủ điều kiện, bạn có thể tham khảo giải pháp kiểm soát cận thị cho trẻ bằng một số phương pháp hiện đại hiện nay như: Ortho K, Atropine hoặc kính gọng kiểm soát cận thị.

Bên cạnh đó, trẻ cần được bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho mắt, thường xuyên cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Chú ý không gian học tập và sinh hoạt của trẻ cần đẩy đủ ánh sáng, bàn ghế học tập phải có kích thước đạt tiêu chuẩn, cần hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ trong ngày. 

Đưa trẻ đi thăm khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần để kiểm soát tật cận thị của trẻ

Song song đó, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần để kiểm tra độ khúc xạ cho trẻ, phát hiện những bệnh lý mắt và điều trị kịp thời hạn chế nguy cơ biến chứng nếu có. Đối với những trẻ đã bị tật khúc xạ, trẻ cần được thăm khám định kỳ để thay đổi kính có độ khúc xạ phù hợp hơn.

Bài sau